【giai vo dich quoc gia phan lan】Chú trọng cho vay các lĩnh vực kinh tế trọng tâm
“Bơm” vốn cho NÔNG NGHIỆP,ọngchovaycaacuteclĩnhvựckinhtếtrọgiai vo dich quoc gia phan lan NÔNG THÔN
Đầu tư tín dụng cho NNNT đang chiếm ưu thế khi thời gian qua các ngân hàng thương mại đã tích cực “bơm” vốn cho hộ sản xuất và doanh nghiệp tham gia phát triển lĩnh vực này, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến cuối năm 2016, doanh thu cho vay của hệ thống tín dụng trong tỉnh đạt trên 165.162 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay NNNT theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT đạt 23.600 tỷ đồng, tăng 58,43% so với năm 2015.
Dây chuyền chế biến điều hiện đại của Công ty TNHH SX-TM Phúc An ở phường Phước Bình (Phước Long) với 40% thiết bị nhập ngoại và 60% trong nước - Ảnh: N.Hà
Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Bình Phước Trần Thị Thanh Thủy cho biết: Dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm đến 99% tổng dư nợ của chi nhánh. Điều này cho thấy, với cơ cấu hợp lý, tín dụng NNNT luôn là trọng tâm và định hướng đầu tư lâu dài. Riêng 4 tháng đầu năm 2017, toàn hệ thống Agribank trong tỉnh đã có 77.049 khách hàng quan hệ vay vốn, trong đó dư nợ cho vay NNNT chiếm tỷ trọng khá lớn, đạt 16.130 tỷ đồng và tỷ lệ tăng bình quân hằng năm là 21,31%. Lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trong tỉnh cũng cho biết, năm 2016, 69%/tổng dư nợ các chi nhánh tập trung cho tín dụng cá nhân, trong đó vốn cho NNNT chiếm tỷ trọng lớn. Tuy món vay nhỏ lẻ nhưng đầu tư cho NNNT mang lại hiệu quả cao, bền vững, đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Hiện tín dụng đầu tư NNNT được nhiều ngân hàng triển khai mạnh mẽ với nhiều ưu tiên về vốn qua việc hỗ trợ lãi suất từ các chương trình cho vay trồng rừng, tái canh cao su, điều; cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch; cho vay theo chuỗi liên kết tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm... Từ những lợi thế này, nhiều chương trình, dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ. Qua đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, hình thành nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến, góp phần nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Ông Trương Quang Dũng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết: Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã chỉ đạo tổ chức tín dụng trên địa bàn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách cho vay phục vụ phát triển NNNT, kinh tế tập thể... Nhất là ưu tiên cho vay đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao và dự kiến nguồn vốn cho chương trình này khá dồi dào. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm pháp nhân và cá nhân có nhu cầu vay vốn thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Trải thảm” chính sách tín dụng cho doanh nghiệp
Từ khi Bình Phước đẩy mạnh thu hút đầu tư thì hoạt động của cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh ngày càng khởi sắc cả về số lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Tại buổi giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh về việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực tiền tệ vừa qua, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Công cho biết: Từ năm 2009 đến nay, ngoài việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khâu đăng ký kinh doanh, tỉnh còn ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho DN. Ngoài ra, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế cho DN theo các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ cũng được tỉnh chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời. Qua đó, giúp DN giảm bớt khó khăn về tài chính, tiếp tục duy trì phát triển sản xuất - kinh doanh.
Điểm nổi bật trong công tác tín dụng của ngành ngân hàng là việc điều hành chính sách tín dụng hướng đến sản xuất - kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ông Trương Quang Dũng nhận định: Các chương trình, chính sách tín dụng trọng tâm theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được các ngân hàng thương mại tích cực triển khai theo chương trình kết nối ngân hàng - DN, cho vay DN nhỏ và vừa, chương trình bình ổn thị trường, bảo đảm đầu tư tín dụng có trọng tâm, trọng điểm... Để tiếp tục tháo gỡ các rào cản, ngành sẽ chủ động duy trì kế hoạch làm việc với cấp ủy, chính quyền một số huyện, thị xã để nắm bắt tình hình cụ thể về nhu cầu vốn, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho sản xuất - kinh doanh.
Tiếp sức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng đến cuối tháng 3-2017 là 42.869 tỷ đồng, so với cuối năm 2016 tăng 13,35%. Trong đó, cơ cấu tín dụng vay ngắn hạn chiếm đến 70,45%; tổng dư nợ trung, dài hạn chiếm 29,55%. Ngoài ra, việc cơ cấu lại nợ đã giúp nhiều DN, nhất là DN quy mô nhỏ và vừa có cơ hội tiếp cận vốn vay, giảm chi phí đầu vào, từ đó ổn định phát triển sản xuất - kinh doanh. Tính đến quý 1/2017, Bình Phước có 1.164 DN nhỏ và vừa được chấp thuận cho vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn, ước đạt 7.650 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cuối năm 2016.
Ông Hà Thiên Sơn, Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Bình Phước cho biết: Công tác huy động vốn trong năm 2017 có thể không đạt kế hoạch đề ra nên BIDV Bình Phước đã thực hiện một số chương trình tiết kiệm dự thưởng để tăng nguồn tiền từ người dân, DN nhằm ổn định nền vốn. Tổng dư nợ cho vay đến hết quý 1/2017 của BIDV Bình Phước đạt 2.658 tỷ đồng, tăng 191 tỷ đồng so với cuối năm 2016, trong đó cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trên 1.827 tỷ đồng, chiếm 74% dư nợ toàn chi nhánh.
Cũng tại buổi giám sát, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Công đề nghị trong năm 2017, ngành ngân hàng tiếp tục là trung tâm điều phối dòng tiền đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương, mạnh dạn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng. Trong đó chú trọng đầu tư vốn cho DN nhỏ và vừa, đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, phát triển du lịch. Riêng hỗ trợ vốn cho DN, các ngân hàng cần nghiên cứu ổn định lãi suất, tiếp tục hỗ trợ để DN vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất.
T.Mảng
相关文章
- Chợ Tết Công đoàn năm 2025 tại huyện Cần Đước diễn ra trong 2 ngày (28-29/12/2024)Nằm trong chuỗi ho2025-01-25
GBM APO lần thứ 59: Cùng nhau định hướng năng suất tương lai
Đây là cuộc họp cấp cao nhất của APO được tổ chức hằng năm với sự tham gia của Tổng Thư2025-01-25Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi xuất khẩu cau sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh
Theo báo cáo tổng hợp từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), trong tháng 8/22025-01-25Phát hiện hơn 2.700 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu ở Gia Lai
Theo đó, mới đây, Chi cục Quản lý thị trường Gia Lai đã tiến hành2025-01-25Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
Điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của bạn không nhận sạc nữa? Quá trình sạc kéo dài hơn bình2025-01-25Bế giảng khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Chiều 28/05/2017, tại Hà Nội, trường Cán bộ Thanh tra (Thanh tra Chính phủ)đ&at2025-01-25
最新评论